SỰ THAY ĐỔI TRONG HÀNH VI TIÊU DÙNG F&B –  MỚI NHẤT TỪ BÁO CÁO CỦA IPOS 

Với hơn 70% người Việt muốn giữ nguyên/tăng chi tiêu trong năm 2024, doanh nghiệp F&B cần mau chóng nắm bắt hành vi tiêu dùng của thực khách để truyền thông hiệu quả, chạm đúng nhu cầu khách hàng. Cùng gu ẩm thực ngày càng trở nên tinh tế, thói quen ăn uống của người Việt đang đổi mới ra sao?

Cùng Carrot tìm hiểu hành vi tiêu thụ của thực khách thông qua bản báo cáo của IPOS, được khảo sát trên 3.791 đáp viên tại 63 tỉnh thành lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…

1. Tần suất ăn ngoài:

Thường xuyên hơn bất chấp kinh tế khó khăn, đặc biệt ở nam giới và nhóm đối tượng độc thân/đang hẹn hò. 

  • 17,1% thực khách đi ăn hàng ngày và 28,9% đi 3-4 lần/tuần.
  • 6,1% đi uống mỗi ngày để tiếp khách và làm việc; số người đi 1-2 lần/tuần tăng mạnh lên 30,4%.

2. Phân bổ các bữa ăn sáng – trưa – tối – uống cafe: 

Bỏ bữa sáng để ăn trưa no hơn, phần lớn ở người chưa lập gia đình. 

  • Chỉ 5,4% người Việt chi trên 40k cho bữa sáng, còn lại thường mua bánh mì, bánh bao, xôi… dưới 30k
  • Mạnh tay hơn cho bữa trưa trên 70k: chiếm 7,3% so với 3,8% trong năm cũ.
  • Bữa tối trên 100k tăng gấp 3,5 lần so với năm trước.
  • Dịp đặc biệt, nam giới “cầu kỳ” hơn, sẵn sàng bỏ trên 500k cho nhà hàng trung cấp – cao cấp, nhiều hơn 9% so với nữ giới.

“Đi cafe” trở thành lối sống không bỏ:

  • Đến tận cửa hàng: Số lượng khách hàng Tăng trưởng 2% so với năm cũ. Trong đó chi trả phổ biến nhất  là mức 41-70k với 45,2% và 14,3% có thể chi trả trên 70k.
  • Đặt mang về: So với đi café, chi tiêu cho đặt café/trà sữa mang về có mức chi tiêu thấp hơn. 22,6% lựa chọn đặt đồ uống từ 31-40k – “tổng thiệt hại” của 36,3% đáp viên sau khi tính ship và mã giảm là trên 40k.

3. Hành vi trải nghiệm offline:

  • Khẩu vị đồ uống 3 miền đang dần có sự tương đồng. Điều này cho thấy, người Việt đang quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, bằng việc cắt giảm lượng đường hàng ngày: 55,4% chọn lượng đường vừa phải – 33,3% muốn ít ngọt – 4,7% không muốn chứa đường
  • Sức ảnh hưởng của các trào lưu ăn uống: 65,3% chịu khó bắt trend ăn uống: Cafe muối được yêu thích “bền vững” – bánh đồng xu hay trà mãng cầu nhanh chóng mất dạng…
  • Trải nghiệm ẩm thực không chỉ đơn thuần là hương vị. Hơn 50% khách hàng ấn tượng về thái độ phục vụ của nhân viên, gấp nhiều lần so với các giá trị gia tăng khác. Theo sau là thời gian lên đồ và các dịch vụ gia tăng (miễn phí gửi xe, free nước lọc…

4. Hành vi tiêu dùng online:

TikTok là kênh được nhiều người lựa chọn xem đánh giá nhất với 47,1%. đặc biệt là nữ giới lựa chọn để xem review (đánh giá) về ẩm thực. Các nền tảng xếp sau như Facebook (24,1%), Youtube (4,0%) và Instagram (3,5%) dường như đang dần “lép vế”.

Tỉ lệ gọi món qua app giảm 7,4%, họ muốn qua quán lấy đồ để giảm chi phí vận chuyển. Thực khách thích khuyến mãi hơn giá bán rẻ. Đây là hiệu ứng tâm lý được nhiều hàng quán sử dụng trên các nền tảng giao đồ ăn. Theo đó, khuyến mãi không làm ảnh hưởng quá nhiều tới định vị sản phẩm trong khi người tiêu dùng vẫn đặt đơn vì cảm giác “được hời”.

  • Hầu hết thực khách chỉ sẵn sàng vận chuyển với phí dưới 15.000 VND
  • Khuyến mãi, mã giảm – vị trí quán gần – đánh giá từ người mua lần lượt là 3 yếu tố quan trọng nhất khi đặt món.
  • Người Việt kiên nhẫn hơn trong việc giao hàng. 59,1% thực khách đồng ý việc vận chuyển kéo dài lên tới 30 phút.
  • Nếu các app đều không có mã giảm, Shopeefood là lựa chọn cuối cùng của tôi. 
  • Thanh toán chuyển khoản bằng quét mã QR thống trị (61,4%), Momo dẫn đầu thị phần ví điện tử (48,84%).

Hành vi tiêu dùng của thực khách là chìa khóa để doanh nghiệp cải thiện lợi thế cạnh tranh. Nếu vẫn chưa thể “mở khóa”, chuyên gia thương hiệu F&B Carrot Solution sẽ chỉ lối giúp bạn.

———————————————

Carrot Solution Agency – Marketing ngành F&B

364 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội  

0963254089 

https://www.carrotsolution.com/ 

contact10@carrotsolution.com

Scroll to Top
0001

Kết nối ngay với Carrot Solution

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tối ưu giải pháp phù hợp nhất dành cho doanh nghiệp của bạn