[MÔ HÌNH KINH DOANH] “MỎ VÀNG” SINH LỜI TỪ TOP 3 MÔ HÌNH KINH DOANH F&B NĂM 2023

Michael Lewis, định nghĩa trong cuốn sách The New, New Thing về mô hình kinh doanh như sau: “Mô hình kinh doanh là cách bạn lên kế hoạch để kiếm tiền.” Cùng Carrot tìm hiểu xem liệu mô hình nào mới thực sự là “kim chỉ nam” cho bài toán doanh số của thương hiệu, anh/chị nhé! 

1. Mô hình kinh doanh F&B Take-away
Mô hình Take-away ngày càng được ưa chuộng
Mô hình Take-away là gì?
Guồng quay cuộc sống hiện nay hối hả đến mức nào? Đó là khi vài chục phút ngồi lại thưởng thức đồ ăn, đồ uống cũng được “dành dụm”, “tích cóp” lại cho một điều gì quan trọng hơn, vội vã hơn! Đó cũng chính là lúc mô hình Take-away – một loại hình cafe mang đi – ra đời, phổ biến nhất là mô hình kiosk và xe lưu động.
 
Ai sẽ là khách hàng của mô hình Take-away?
Khi vừa mới được áp dụng tại Việt Nam, mô hình kinh doanh F&B này đã được ủng hộ nhiệt tình, đặc biệt là dân văn phòng, nhóm Millennial và Gen Z. Nhưng sự phổ biến của mô hình chỉ được đẩy lên cao trào khi đại dịch Covid ập đến. Từ việc “không có lựa chọn nào khác ngoài mua về” đến thói quen “khó bỏ”, vậy nên dù đại dịch đã đi qua, hình thức mua hàng này vẫn rất được ưa chuộng.
 
Ai sẽ là người hưởng lợi từ mô hình Take-away?
Không đứng ngoài cuộc chơi, nhiều ông lớn ngành F&B đang phục vụ tại chỗ đã nhanh tay mở thêm điểm bán nhỏ chỉ để phục vụ bán Take-away, điển hình như chuỗi cà phê Ông Bầu, The Coffee House,…
Mô hình Take-away áp dụng tại Cà phê Ông Bầu
Thế trận cân bằng được thiết lập khi khách hàng được đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, tiện lợi còn doanh nghiệp F&B cũng được hưởng lợi. Menu đồ uống và giá cả được in trên bảng lớn ngay trước quầy pha chế giúp khách hàng có thể nhìn thấy ngay, order ngay và thanh toán nhanh gọn ngay. Trong khi đó, chủ thương hiệu sẽ không cần lo lắng trước vô vàn chi phí mặt bằng, nội thất hay nhận sự quy mô lớn, hơn nữa lại nhân chuỗi dễ dàng. Từ những điểm bán “nhỏ mà có võ”, nhận diện thương hiệu và doanh số cũng theo đó tăng vùn vụt sẽ giúp chủ thương hiệu có một năm 2023 “bội thu” ngoài mong đợi.
 
2. Mô hình kinh doanh F&B Self-service
Mô hình Self-service trên Thế giới
Mô hình Self-service là gì?
Từ “Table Service” (phục vụ tại bàn qua nhân viên) sang “Self Service” (khách hàng tự phục vụ chính mình), mô hình này mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ và thú vị đầy tính chủ động cùng những giải pháp công nghệ.
 
Ai sẽ là khách hàng của mô hình Self-service?
Tuy không quá mới lạ, mô hình tự phục vụ đang ngày càng được nhiều nhà hàng, quán cafe bắt nhịp và đưa lên đầu bảng xếp hạng mô hình kinh doanh của ngành với sự ưa chuộng của thế hệ ưa thích công nghệ và những trải nghiệm tính năng mới như Gen Z và một số tệp dân văn phòng.
 
Ai sẽ là người hưởng lợi từ mô hình Self-service?
Đi đầu trong ngành F&B với những quyết định táo bạo, mô hình Self Service đã trở thành một trong những “vũ khí sắc bén” giúp Starbucks “thâu tóm” lượng thị phần lớn và khẳng định vị thế trong phạm vi toàn thế giới.
Mô hình Seft-service áp dụng tại Starbucks
Chẳng còn ngao ngán chờ đợi nhân viên tới bàn mới có thể order, nay mỗi khách hàng có thể tự mình lựa món, chọn món và thậm chí tự lấy đồ. Còn với chủ thương hiệu, sự thoải mái từ khách hàng lại có thể đổi lấy một khoản chi phí nhân sự và giải quyết tình trạng phục vụ “không xuể” – quả là một “deal” quá lời!
 
3. Mô hình kinh doanh F&B All-in-shop
Là một trong những mô hình “tân binh” còn lạ lẫm với nhiều người, Mô hình All-in-shop đang dần khẳng định được “sức nặng” của bản thân trước những “đối thủ cạnh tranh” đáng gờm khác.
Mô hình All-in-shop là gì?
All-in-shop trong ngành F&B được hiểu là một tổ hợp bán quy tụ nhiều tiện ích tiện lợi liên quan đến nhau và đáp ứng được hầu hết yêu cầu thiết yếu của khách hàng.
Ngay giữa một mô hình tích hợp nhiều ngành hàng, F&B đóng vai trò mắt xích quan trọng và là điều kiện cần, trong khi đó các tiện ích khác bao quanh được xem như là điều kiện đủ để thu hút khách hàng.
Ai sẽ là khách hàng của mô hình All-in-shop?
Với đối tượng chủ yếu là tệp khách hàng dân công sở, học sinh sinh viên và những người trẻ yêu thích xu hướng mua sắm hiện đại, một chuỗi tiện ích có thể bao gồm quầy ẩm thực, quầy nước uống, khu thư giãn, giải pháp thanh toán tích hợp,… dường như là “thiên đường” của sư tiện lợi.
Ai sẽ là người hưởng lợi từ mô hình All-in-shop?
Đơn cử như mô hình bán lẻ tiện ích All-in-shop Fresh & Chill của hãng CVLife (Convenience Life) thuộc tập đoàn Masan. Đây là chuỗi bao gồm các tiện ích như mặt hàng FMCG, thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn Hifresh, sản phẩm thịt tươi MEAT Deli, thương hiệu đồ uống Phúc Long, quầy dược phẩm Phano, và dịch vụ ngân hàng Techcombank.
Mô hình All-in-shop áp dụng tại Fresh & Chill của hãng CVLife (Convenience Life) thuộc tập đoàn Masan
Chỉ trong một địa điểm duy nhất, tất cả các nhu cầu về F&B cùng nhiều nhu cầu khác của khách hàng đều được đáp ứng hoàn toàn, trong khi đó các chủ thương hiệu lại có cơ hội bắt tay nhau cùng tăng tần suất xuất hiện trước khách hàng và tăng lợi nhuận doanh số trong năm tới!
Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với anh/chị – những người chủ F&B can đảm và bản lĩnh, những “đầu tàu” không muốn đứng ngoài cuộc chơi đầy sôi động của ngành F&B năm 2023! Là một chuyên gia trong ngành F&B, Carrot sẵn sàng đồng hành cùng anh/chị xác định mô hình kinh doanh phù hợp với thương hiệu và khai phá “mỏ vàng” đầy tiềm năng này!

Carrot Solution Agency – Marketing ngành F&B
Địa chỉ: MindX Coworking Space 22C Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Liên hệ: 0963254089
Email: lam.nguyen@carrotsolution.com
 
Scroll to Top
0001

Kết nối ngay với Carrot Solution

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tối ưu giải pháp phù hợp nhất dành cho doanh nghiệp của bạn