[CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI/ PROMOTION] 8 CÁCH SỬ DỤNG ƯU ĐÃI HIỆU QUẢ CHO THƯƠNG HIỆU ĐỒ ĂN, ĐỒ UỐNG

“Ưu đãi? Ưu đãi làm giảm lợi nhuận và chỉ thu hút những kẻ săn ưu đãi mà thôi, tôi không muốn suốt ngày phải giảm giá”.

Mọi người vẫn thường nghĩ như vậy về ưu đãi nhưng điều đó có thực sự đúng không? Dưới đây là 10 ví dụ về ưu đãi cho quán ăn, nhà hàng thực sự đem lại hiệu quả.

I. Nguyên tắc sử dụng ưu đãi

1. Hiểu về tệp khách hang của mình

Trước khi chúng ta đi vào ưu đãi cụ thể, điều quan trọng nhất là phải hiểu được tệp khách hàng của mình thích gì. Họ là dân văn phòng? Học sinh hay sinh viên? Họ thích ưu đãi như nào? Cái gì sẽ tạo động lực cho họ đến quán?

Rất nhiều trương hợp ưu đãi được tung ra nhưng không ai sử dụng, lí do lớn nhất là không hiểu được khách hàng muốn gì.

Ví dụ: khách hàng chính là các cặp đôi và thường đi hai người mà thương hiệu lại tung ra ưu đãi dành cho đi 4 người trở lên thì rất khó có thể thành công

2. Đánh giá các yếu tố khác ngoài giá thành

Ưu đãi được sử dụng để phục vụ cho một mục đích cụ thể nào đấy, thông thường sẽ là để thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên trước khi sử dụng đến ưu đãi, các chủ thương hiệu cũng cần phải đánh giá lại tại sao doanh số lại không như kì vọng? Có rất nhiều lí do từ việc nhân sự chưa được tối ưu cho đến khâu chăm sóc khách hàng chưa được ổn định.

Chính vì vậy trước khi dùng đến ưu đãi, cần đánh giá xem các yếu tốt khác đã được làm tốt hay chưa và giá thành có phải lí do chính khiến cho khách hàng chưa tới hoặc không quay lại hay không?

3. Nắm rõ biên lợi nhuận

Các chủ thương hiệu cần nắm rõ được biên lợi nhuận của từng món ăn, đồ uống trong menu. Điều này sẽ giúp các chủ thương hiệu có thể sáng tạo ra các gói combo giảm giá mà vẫn thu được lợi nhuận theo mong muốn. Nhìn chung, để thu hút khách hàng, các thương hiệu sẽ chọn các món có biên lợi nhuận cao để giảm sâu, sau đó sẽ lồng ghép để quảng bá các món ăn, đồ uống khác nữa. Nắm được biên lợi nhuận là vô cùng quan trọng, từ đó bạn sẽ biết mình có giảm giá sâu đến mức nào.

II. Top 8 ý tưởng về ưu đãi cho thương hiệu đồ ăn đồ uống

1. Tài trợ cho các event

Triển khai tài trợ voucher hoặc sản phẩm cho các event trong khu vực là 1 cách nhanh chóng để tiếp cận lượng người lớn trong thời gian ngắn. Việc tài trợ voucher giúp cho thương hiệu được nhiều người biết tới hơn.

2. Ngày lễ và các ngày đặc biệt

Luôn chọn ra những ngày nghỉ lễ, hoặc những dịp đặc biệt như 8/3 để làm ưu đãi. Triển khai chương trình trong những dịp đặc biệt mang tính real-time event luôn đem lại kết quả cao hơn so với ngày thường. Ngoài ra ngày đặc biệt cũng là 1 lí do hợp lý để giảm giá cho khách hàng mà không khiến cho thương hiệu bị giảm giá trị trong mắt người tiêu dùng.

3. Thẻ tích điểm

Đưa ra những ưu đãi tích điểm dành cho khách hàng thường xuyên đến quán. Khi triển khai thẻ tích điểm, điều quan trọng nhất là hãy đưa ra hạn mức đủ hấp dẫn với khách hàng trong khí đó vẫn không làm ảnh hường tới lợi nhuận. Ví dụ mua 3 lần sẽ được free 1 lần sẽ là hạn mức hợp lí, mua 9 lần mới được free 1 lần sẽ tạo ra rào cản với khách hàng và giảm mong muốn tham gia vào chương trình

4. Tạo ra combo để giảm giá

Đặt các sản phẩm có biên lợi nhuận vào và gộp vào những sản phẩm có giá thành cao, sau đó giảm giá và đưa ra combo để kích thích khách hàng.

Nếu bạn sử dụng máy bán hàng POS, hãy thường xuyên theo dõi doanh thu của từng sản phẩm, để từ đó biết được sản phẩm nào đang bán chạy và sản phẩm nào có sức bán kém hơn. Từ đó có thể kết hợp tạo ra combo và thúc đẩy doanh thu cho những sản phẩm bán kém hơn này. Ví dụ rất nhiều quán cà phê tạo ra combo cà phê và bánh mỳ rất hấp dẫn, trong khi đó nếu chỉ bán lẻ sản phẩm bánh mì thì rất khó bán.

5. Giảm giá sâu

Một chiến thuật khác là giảm giá thật sâu cho những sản phẩm ít được mua. Logic đằng sau chiến thuật này là khách hàng sẽ bị thu hút bởi sản phẩm giảm sâu nhưng khi tới quán sẽ mua thêm cả những sản phẩm khác nữa.

Ví dụ cho việc này là các thương hiệu trà sữa có thể giảm sâu các món ít người uống để thu hút khách hàng tới. Thông thường khi đi uống trà sữa sẽ đi theo nhóm 2 người hoặc 1 nhóm bạn, từ đó những người khác có thể chọn uống những sản phẩm khác ngoài món được giảm giá.

7. Giảm giá vào khung giờ thấp điểm

Triển khai ưu đãi vào các khung giờ thấp điểm để kéo khách hàng tới từ đó tối ưu các chi phí về vận hành như chi phí nhân sự, chi phí thuê mặt bằng. Ví dụ có thể giảm tới 50% vào khung giờ chiều 2 – 5h (thường là khung giờ vắng khách đối với thương hiệu đồ ăn đồ uống).

8. Event khai trương

Ưu đãi nên được sử dụng trong event khai trương, đó là dịp để các thương hiệu thu hút khách hàng và càng nhiều người biết và tới dùng thử sản phẩm càng tốt. Trong các event khai trương mức giảm có thể sâu hơn bình thường, chấp nhận chạm biên lợi nhuận nhưng chi phí này sẽ được bù lại với lượng khách hàng quay lại sau đó.

Scroll to Top
0001

Kết nối ngay với Carrot Solution

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tối ưu giải pháp phù hợp nhất dành cho doanh nghiệp của bạn